Sở TT&TT AG - Tình hình dịch COVID-19 trong tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng số ca mắc trong cộng đồng và tỷ lệ tử vong vẫn được kiểm soát tốt. Hiện nay các hoạt động xã hội trở lại bình thường, giao lưu đi lại của người dân tăng; biến chủng Delta, Omicron có tốc độ lây lan nhanh;
nhiều người dân có tâm lý chủ quan, chấp hành chưa nghiêm quy định 5K, đặc biệt là việc không đeo khẩu trang nơi công cộng, tụ tập ăn uống đông người…; đồng thời hiện nay số ca bệnh và số ổ dịch sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng ở các tỉnh, thành phố, trong đó An Giang đang tăng nhanh, so với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc cộng dồn tăng 229%, số ca sốc do sốt xuất huyết cộng dồn tăng 227% và theo các chuyên gia y tế, có khả năng tăng cao trong tháng 3-4 năm 2022.
[Tăng cường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng - Báo An Giang Online]
Ngày 17/3/2022, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang ban hành Công văn số 230/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần chủ động, quyết liệt, mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả và tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng, chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như giám sát phát hiện sớm, xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả,... gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài ra, Chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, huy động quần chúng nhân dân triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch: Tổ chức diệt lăng quăng/bọ gậy trên địa bàn ngay từ đầu năm và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng/bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại; phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết và phun hóa chất diệt muỗi triệt để tại 100% các hộ gia đình tại khu vực ổ dịch theo chỉ định của ngành Y tế. Vận động cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi sạch cho trẻ để phòng chống bệnh tay chân miệng.
Bên cạnh đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh quyết liệt hơn, tránh nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát cao, UBND tỉnh cũng đề nghị ngành Thông tin - Truyền thông cùng các cơ quan thông tin đại chúng, truyền thông cơ sở đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh. Tuyên truyền mạnh mẽ lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để cho người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch; hướng dẫn người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện ăn chín, uống chín; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
TQPhuc
nhiều người dân có tâm lý chủ quan, chấp hành chưa nghiêm quy định 5K, đặc biệt là việc không đeo khẩu trang nơi công cộng, tụ tập ăn uống đông người…; đồng thời hiện nay số ca bệnh và số ổ dịch sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng ở các tỉnh, thành phố, trong đó An Giang đang tăng nhanh, so với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc cộng dồn tăng 229%, số ca sốc do sốt xuất huyết cộng dồn tăng 227% và theo các chuyên gia y tế, có khả năng tăng cao trong tháng 3-4 năm 2022.
[Tăng cường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng - Báo An Giang Online]
Ngày 17/3/2022, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang ban hành Công văn số 230/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần chủ động, quyết liệt, mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả và tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng, chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như giám sát phát hiện sớm, xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả,... gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài ra, Chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, huy động quần chúng nhân dân triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch: Tổ chức diệt lăng quăng/bọ gậy trên địa bàn ngay từ đầu năm và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng/bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại; phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết và phun hóa chất diệt muỗi triệt để tại 100% các hộ gia đình tại khu vực ổ dịch theo chỉ định của ngành Y tế. Vận động cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi sạch cho trẻ để phòng chống bệnh tay chân miệng.
Bên cạnh đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh quyết liệt hơn, tránh nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát cao, UBND tỉnh cũng đề nghị ngành Thông tin - Truyền thông cùng các cơ quan thông tin đại chúng, truyền thông cơ sở đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh. Tuyên truyền mạnh mẽ lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để cho người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch; hướng dẫn người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện ăn chín, uống chín; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
TQPhuc