Chương trình hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII

SoTTTT AG - Ngày 13/02/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành  Quyết định Chương trình hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII nhằm mục tiêu tổ chức triển khai thực hiện những nội dung, nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông theo các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và các Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Qua đó, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông giai đoạn 2016-2021.
 
Theo Chương trình tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm :
Một, Cấp ủy, lãnh đạo chuyên môn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ quán triệt, phổ biến, tổ chức nghiên cứu đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII và các Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII để thực hiện, vận dụng trong quá trình nghiên cứu, xây dựng các đề án, dự án, văn bản QPPL và quản lý điều hành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Hai, Các cơ quan thông tấn, báo chí, xuất bản và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền tình hình phát triển kinh tế - xã hội, việc triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Chính phủ; chính sách, pháp luật của Nhà nước; giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành nhất là các quan điểm, cơ chế, chính sách mới nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp
 
Đa dạng hóa các hình thức thông tin, không ngừng nâng cao chất lượng nội dung thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, góp phần nâng cao dân trí, hình thành và định hướng dư luận xã hội lành mạnh; tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị và hành động của nhân dân; biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của các cơ quan báo chí, đấu tranh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại về viễn thông, truyền thông đa phương tiện để tổ chức các hoạt động thông tin cơ sở nhằm góp phần quan trọng vào việc cung cấp thông tin, nâng cao dân trí và định hướng dư luận xã hội….; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản và thông tin điện tử.
 
Ba, Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quan điểm, cơ chế, chính sách mới của Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
Bốn, Đánh giá về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông thời gian qua về các nội dung : Nhận thức; các quy định đang thực hiện và quá trình hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường (giá cước, đầu tư, nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng mạng lưới…) trong lĩnh vực thông tin và truyền thông với các loại thị trường khác, đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; đảm bảo sự phát triển nhanh có tính đột phá, bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
 
Năm, Thực hiện đúng quy định về thời hạn, đảm bảo hiệu quả Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tậm là Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020”, trong đó tái cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam –VNPT, Tổng công ty viễn thông Mobifone, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện –VTC, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – VNPost và việc cổ phần hóa các Tập đoàn, Tổng công ty theo kế hoạch.
Sáu, Đánh giá thực trạng quá trình triển khai các chương trình, dự án về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn thông tin trong thời gian qua và kiến nghị những giải pháp để thực hiện trong thời gian tới để thực hiện có hiệu quả phát triển lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn thông tin của Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển từng bước, bền vững thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và các Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
 
Bảy, Đảm bảo hoạt động của Mạng bưu chính phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng bưu chính công cộng; thực hiện tốt việc cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính công ích trong hoạt động phát hành báo chí tới tất cả các vùng, miền trong cả nước, chú trọng đến công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính trên thị trường, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt về chất lượng cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí theo Quy chuẩn quốc gia do Nhà nước ban hành.
Tám, Xây dựng các chính sách, cơ chế, tổ chức thực hiện đảm bảo bình đẳng, minh bạch giữa các thành phần kinh tế, giữa sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công, công ích, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an sinh xã hội do nhà nước đảm bảo trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
 
Chín, Có chính sách phù hợp, khuyến khích đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng mạng lưới bang rộng trên phạm vi cả nước đáp ứng nhu cầu, yêu cầu phát triển cung cấp các dịch vụ thông tin và truyền thông, góp phần tạo điều kiện và đẩy mạnh phát triển xã hội tri trức, kinh tế tri thức; kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai Chính phủ điện tử, xây dựng thành phố thông minh; giảm khoảng cách chên lệch về nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin và truyền thông giữa các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là vùng kinh tế, xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới và hải đảo.
Mười, Tăng cưởng bộ máy quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông theo mô hình quản lý đa lĩnh vực phù hợp với xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin – truyền thông. Tổ chức hợp lý bộ máy quản lý nhà nước trên cơ sở phân biệt rõ các tổ chức có chức năng xây dựng chính sách, luật pháp với các tổ chức có chức năng thực thi pháp luật; tăng cường năng lực các tổ chức thực thi pháp luật, hình thành hệ thống quản lý nhà nước mạnh theo nguyên tắc “Năng lực quản lý đón đầu yêu cầu phát triển”; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính và tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISo (ISO điện tử) trong hoạt động của Bộ; Phát triển nguồn nhân lực…
 
            Mười một, Phát huy, mở rộng hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nhằm học tập kinh nghiệm, huy động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, mở rộng đầu tư ra nước ngoài, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.
            Mười hai, Hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông tại các địa phương, giải quyết kịp thời những vướng mắc, kiến nghị của các địa phương để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước thông suốt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
            Mười ba, Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách, kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm, giai đoạn theo hướng dẫn của Quốc Hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và đảm bảo các nhiệm vụ chi, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.
 
            Mười bốn, Thực hiện Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”.
            Mười lăm, Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự tham gia tổ chức, giám sát thực hiện của các tổ chức đoàn thể tại các cơ quan, đơn vị và trong toàn ngành đảm bảo thực hiện đúng và có hiệu quả các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và các Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
            Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hành động về Ban Cán sự Đảng, Đảng bộ Bộ TTTT và Văn phòng Bộ trước ngày 05/12 hàng năm; tiếp tục xây dựng rà soát, sửa đổi, bổ sung các chương trình, dự án, đề án trình Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn 2017-2021.
 
            Văn phòng Bộ, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động; báo cáo, kiến nghị Bộ trưởng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, giải quyết các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm Chương trình hành động được thực thi hiệu quả và đồng bộ.
            
Nguồn QĐ số 238/QĐ-BTTTT ngày 13/02/2018

 

EMC Đã kết nối EMC