SoTTTT AG - Theo báo cáo của Sở Y tế An Giang, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành với sự hiện diện 03 týp huyết thanh trong cộng đồng, chỉ số muỗi, lăng quăng tại hộ gia đình chưa hạ thấp ở mức an toàn cho phép, thời tiết thay đổi bất thường, số ca mắc SXH vào những tháng cuối năm 2017 giảm không đáng kể ...nguy cơ dịch bệnh sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018.
Do đó, muốn khống chế và không để dịch SXH gia tăng, cần chủ động thực hiện phòng chống ngay từ đầu năm với nhiều biện pháp quyết liệt, tích cực hơn như: tăng cường tuyên truyền cộng đồng, tích cực giám sát phát hiện và điều trị sớm ca bệnh, xử lý ổ dịch kịp thời và có hiệu quả, thực hiện phun hóa chất diện rộng chủ động tại khu vực nguy cơ, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chiến dịch diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng.
Đối với dịch tay chân miệng (TCM): tình hình dịch bệnh TCM 2017 tăng so với 2016, hầu hết các huyện đều tăng, nếu không chủ động thực hiện tốt các giải pháp chỉ đạo, chuyên môn, tuyên truyền, xử lý dịch sớm thì nguy cơ bệnh sẽ bùng phát thành dịch vào năm 2018.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết thay đổi bất thường, một số dịch bệnh nguy hiểm khác đã xảy ra ở một số nước trong khu vực và trên thế giới: cúm A (H5N1), cúm A (H5N8), cúm A(H7N9), Mer-CoV.….đồng thời các dịch bệnh khác đã xảy ra các tỉnh lân cận như: Zika, liên cầu lợn, viêm não nhật bản B, sởi... .. nguy cơ xâm nhập vào địa bàn tỉnh nhà.
Theo đó, với mục tiêu -khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc; hạn chế tử vong. An Giang đã đề ra mục tiêu cụ thể:
* Đối với bệnh sốt xuất huyết
Giảm 5% tỷ lệ mắc/100.000 dân so với tỉ lệ mắc/100.000 dân trung bình 5 năm 2011-2015 (từ 150,12 giảm còn 142,61 tương đương 3.085 ca mắc); Giảm tỷ lệ chết/mắc xuống còn 0,09% (khoảng 03 ca chết); 100% huyện có ít nhất 01 điểm cố định giám sát định kỳ vectơ ; 7% số bệnh nhân nghi SXH Dengue (SXHD) được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh Mac Elisa và 03% được phân lập virus; 100% các xã phường có nguy cơ bùng phát dịch triển khai chiến dịch diệt lăng quăng ít nhất 3 đợt/năm vào tháng 4, 6 và 8; 95% ổ dịch được xử lý sớm và triệt để bằng biện pháp vệ sinh môi trường (VSMT) diệt lăng quăng (DLQ) kết hợp phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành;
* Đối với bệnh tay chân miệng
Giảm 5% tỷ lệ mắc/100.000 dân so trung bình 5 năm 2011-2015 (từ 127,25 giảm còn 120,89 tương đương 2.614 ca mắc); Giảm 10% tỷ lệ chết/mắc so trung bình 5 năm 2011-2015 (từ 0,118 giảm còn 0,106 tương đương với 03 ca chết).
* Đối với Cúm A (H5N1, H5N8, H7N9...), Mer-CoV, bệnh mới nổi: Hạn chế tối đa số ca mắc, chết; khống chế tốt từng ca bệnh, không để dịch lan rộng;
* Đối với các bệnh nguy hiểm lây qua đường tiêu hóa (Tả, Thương hàn...)
Giảm 10% tỷ lệ mắc/100.000 dân so với trung bình 5 năm 2011-2015; Giảm 10% tỷ lệ chết/mắc so với trung bình 5 năm 2011-2015.
Nhằm thực hiện mục tiêu nêu trên Sở Y tế An Giang đã đưa ra nhiều giải pháp thực hiện và dự toán inh phí phòng chống địch bệnh năm 2018 là 5.550 triệu đồng. Song song đó, về tổ chức thực hiện, theo Sở Y tế đề nghị:
Thứ nhất, Ban điều hành phòng chống dịch ngành Y tế chủ trì, chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh;
Thứ hai, TTYTDP tỉnh: chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn về YTDP; \
Thứ ba, Các bệnh viện đa khoa tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn về điều trị: huấn luyện lại cho cán bộ y tế, bố trí khu vực cách ly điều trị, hạn chế lây lan trong bệnh viện… Có phương án bố trí số giường bệnh đủ để có thể thu dung bệnh nhân TCM, SXH, Cúm A, Mers-CoV… khi có dịch lớn xảy ra, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực khi có yêu cầu hỗ trợ tuyến cơ sở tại địa phương. Các bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Sản Nhi: chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn về điều trị và chịu trách nhiệm trước Sở Y tế về các chỉ tiêu giảm chết SXHD, TCM;
Thứ tư, Trung tâm Truyền thông GDSK: chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông có liên quan, tổ chức thực hiện công tác truyền thông theo các nội dung kế hoạch;
Thứ năm, Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế: tổ chức giám sát, kiểm tra chặt chẽ người và phương tiện qua lại biên giới tại các cửa khẩu.... Phát hiện kịp thời người và phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm nghi mắc bệnh cúm A, tay chân miệng, tả… để cách ly, không để xâm nhập qua cửa khẩu;
Thứ sáu, TTYT huyện, thị xã, thành phố: chủ động tham mưu UBND, BCĐ phòng chống dịch cấp huyện chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp dự phòng, điều trị, truyền thông đảm bảo đạt mục tiêu kế hoạch phòng chống dịch của địa phương và của tỉnh.
Đồng thời đề nghị các đơn vị y tế khác chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, dự toán kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh của đơn vị trong nguồn ngân sách được giao hàng năm. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Sở Y tế giải quyết./.
Nguồn: Báo cáo số 542/BC-SYT ngày 07/3/2018